Tình trạng từ 3 đến 5 tuổi chậm nói, chưa thể nói được những câu hoàn chỉnh khiến cho nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng về khả năng giao tiếp, học tập của trẻ nhỏ. Đồng thời, nếu vấn đề này không sớm được khắc phục tốt cũng có nguy cơ làm phát triển các khiếm khuyết hoặc các bệnh lý nghiêm trọng hơn.
Trẻ 3 -5 tuổi chậm nói gây cản trở rất nhiều đến giao tiếp, học tập, sinh hoạt
Vì sao trẻ 3 đến 5 tuổi chậm nói?
Chậm nói hiện là một trong vấn đề xảy ra phổ biến ở nhiều trẻ nhỏ gây nên nhiều ảnh hưởng đối với khả năng giao tiếp, tương tác xã hội và sự phát triển trong tương lai của trẻ. Chậm nói khiến cho nhiều trẻ bị hạn chế về khả năng sử dụng ngôn ngữ, trẻ không thể dùng lời nói để bày tỏ các mong muốn, quan điểm, cảm xúc cá nhân.
Theo chia sẻ của các chuyên gia thì mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, trẻ được xác định là phát triển bình thường khi trẻ có thể đạt được mốc phát triển chung.
Thông thường, đối với những trẻ từ trên 3 tuổi đã có thể nói được những câu đơn giản, có thể giao tiếp linh hoạt với những người xung quanh. Tuy nhiên, hiện nay cũng có không ít các trường hợp trẻ từ 3 đến 5 tuổi nhưng vẫn chưa thể nói rõ, nói rành mạch hoặc vốn từ nghèo nàn, chỉ nói được những từ đơn giản.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng chậm nói ở trẻ nhỏ. Để có thể tìm ra phương pháp can thiệp hiệu quả và phù hợp cho trẻ, trước tiên bạn cần xác định cụ thể nguyên nhân khiến trẻ bị chậm nói. Cụ thể, một số lý do thường được nhắc đến như:
Thói quen sử dụng điện thoại quá, iPad quá nhiều chính là nguyên nhân khiến trẻ chậm nói
Do các vấn đề thính giác: Sự suy giảm về khả năng nghe có thể là nguyên nhân chủ yếu khiến cho nhiều trẻ nhỏ bị chậm nói, nói không rõ, nói ngọng. Đồng thời, các vấn đề về hoạt động của miệng, lưỡi, hàm, vòm họng cũng ảnh hưởng nhiều để khả năng sử dụng lời nói ở trẻ nhỏ.
Do sự hạn chế tiếp xúc với môi trường: Trẻ từ 3 đến 5 tuổi là giai đoạn học hỏi và phát triển vượt trội, nếu trẻ không được tiếp xúc và tương tác nhiều với môi trường bên ngoài sẽ khiến cho trẻ bị hạn hẹp về các trải nghiệm, không có cơ hội để trau dồi thêm nhiều kiến thức, vốn từ.
Trẻ thường xuyên sử dụng điện thoại: Vì nhiều lý do, hiện nay phần lớn các trẻ nhỏ đã được tiếp xúc với điện thoại, iPad, laptop ngay từ rất nhỏ. Có những trường hợp trẻ “nghiện” smartphone, chìm đắm trong thế giới ảo nên không còn có nhu cầu được tương tác, trò chuyện cùng với mọi người xung quanh, từ đó khiến cho khả năng ngôn ngữ của trẻ dần bị thu hẹp.
Trẻ chậm nói do thiếu sự quan tâm, yêu thương từ người thân: Khả năng nói của trẻ nhỏ sẽ phần nào bị hạn chế nếu trẻ thường xuyên phải ở một mình, không được vui chơi, trò chuyện hay tương tác với bất kỳ ai. Đồng thời, những đứa trẻ thiếu vắng tình yêu thương của cha mẹ, người thân cũng có khả năng cao bị hạn chế về giao tiếp, thu mình.
Do sinh non: Theo chia sẻ của nhiều chuyên gia cho biết rằng, trẻ từ 3 đến 5 tuổi chậm nói có thể do ảnh hưởng của quá trình sinh non. Bởi những trẻ sinh thiếu tháng thường có tốc độ phát triển chậm hơn so với bình thường, trong đó có sự chậm phát triển về ngôn ngữ, lời nói.
Chậm nói do tự kỷ: Chậm nói được biết đến là một trong các dấu hiệu điển hình và thường gặp ở trẻ tự kỷ. Bên cạnh đó, trẻ còn có kèm theo các triệu chứng rối loạn về cảm xúc, hành vi, không thích giao tiếp, trẻ thích chơi một mình, thích lặp đi lặp lại các cử chỉ, hành động rập khuôn, không có ý nghĩa.
Trẻ chậm nói do hội chứng tăng động - giảm chú ý: Đây cũng được xem là một trong các nguyên do khiến cho nhiều trẻ dù đã đến tuổi mầm non nhưng vẫn chưa thể nói hoặc chỉ nói được những từ đơn. Trẻ thường hay rất tăng động, dễ kích động, giảm sự tập trung, khó khăn trong việc chú ý vào các vấn đề đang xảy ra.
Ảnh hưởng từ một số vấn đề thần kinh: Bại não, chấn thương sọ não, loạn dưỡng cơ bắp,...có thể là nguyên nhân gây ra chậm nói ở trẻ 3 - 5 tuổi.
Trong thực tế, những hạn chế về mặt ngôn ngữ, lời nói ở trẻ có thể chỉ là biểu hiện của trẻ chậm nói đơn thuần. Theo thời gian, trẻ sẽ dần được cải thiện và phát triển ngôn ngữ một cách ổn định như bao đứa trẻ cùng trang lứa.
Tuy nhiên, chậm nói ở trẻ 3 đến 5 tuổi đôi khi không còn là dấu hiệu bình thường, nó có thể là cảnh báo về một vấn đề sức khỏe nào đó và cần được can thiệp ngay từ sớm để tránh các hệ lụy nguy hiểm xảy ra. Các bậc phụ huynh cũng nên cho trẻ tiến hành thăm khám trực tiếp tại các cơ sở, bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác, từ đó đưa ra phương pháp can thiệp phù hợp, hiệu quả.
Cách khắc phục hiệu quả cho trẻ 3 đến 5 tuổi chậm nói
Trẻ từ 3 đến 5 tuổi là giai đoạn quan trọng và cần được chú ý nhiều hơn bởi lúc này trẻ nhỏ bắt đầu tiếp xúc với môi trường học tập và có nhiều khả năng phát triển tốt nhận thức, tư duy, hành vi, ngôn ngữ của bản thân. Đối với những trẻ chậm nói, các bậc phụ huynh cần phải quan tâm nhiều hơn để có thể giúp trẻ dần khắc phục tốt tình trạng này, vượt qua giới hạn ngôn ngữ để gia tăng khả năng giao tiếp, phục vụ tốt cho quá trình học tập.
Do đó, ngay khi nhận biết các dấu hiệu chậm nói ở trẻ 3 đến 5 tuổi, các bậc phụ huynh cần cho con thăm khám và chẩn đoán cụ thể, từ đó áp dụng tốt các biện pháp can thiệp phù hợp. Sau đây là một số gợi ý về các biện pháp khắc phục hiệu quả thường được áp dụng như sau:
1. Thường xuyên trò chuyện với con
Môi trường sống ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển toàn diện của mỗi trẻ nhỏ, đặc biệt là khả năng sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp. Đặc biệt là với xã hội hiện đại ngày nay, các bậc phụ huynh phải thường xuyên bận rộn với công việc mà quên đi khoảng thời gian gần gũi, chia sẻ với con cái.
Trò chuyện chính là phương pháp hiệu quả giúp cải thiện tốt cho trẻ chậm nói
Vì thế, nếu muốn cải thiện tốt tình trạng chậm nói ở trẻ, việc đầu tiên mà bạn cần làm đó chính là sắp xếp thời gian để bên cạnh con nhiều hơn. Hãy cùng trò chuyện và tâm sự nhiều hơn với con để gia tăng nhu cầu được chia sẻ của trẻ nhỏ.
Trong quá trình trò chuyện, các ông bố bà mẹ cũng có thể đặt ra nhiều câu hỏi đơn giản xoay quanh các sinh hoạt, công việc hàng ngày để trẻ có thể trả lời, tương tác tốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn lựa chọn chủ đề mà trẻ yêu thích như thể thao, phim hoạt hình, thú cưng,...để giúp trẻ cảm thấy hấp dẫn và lôi cuốn hơn.
2. Chơi cùng con
Chơi đùa là một trong các biện pháp hữu hiệu và thường được khuyến khích áp dụng cho trẻ chậm nói từ 3 đến 5 tuổi. Phần lớn những trẻ nhỏ đều yêu thích các hoạt động vui chơi, giải trí. Do đó, các bậc phụ huynh cũng có thể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động này.
Trước tiên, bạn hãy biết cách lựa chọn các trò chơi phù hợp với sở thích của trẻ để trẻ có thể thoải mái và thích thú với điều đó. Trong quá trình chơi, bố mẹ nên chỉ vào các đồ vật và gọi tên chúng, đồng thời hãy hỏi lại con xem đó là đồ vật gì, cách chơi thế nào để con có thể tương tác tốt hơn.
3. Kể chuyện cho con nghe
Trẻ từ 3 đến 5 tuổi sẽ học hỏi và tiếp thu ngôn ngữ tốt hơn thông qua thính giác. Nếu vấn đề chậm nói ở trẻ không xuất phát bởi những sự suy giảm về khả năng nghe thì các bậc phụ huynh cũng có thể áp dụng phương pháp kể chuyện, đọc sách để gia tăng vốn từ cho trẻ.
Trẻ sẽ dễ dàng phát triển ngôn ngữ nếu được thường xuyên kể chuyện, đọc sách
Bạn có thể lựa chọn những quyển sách với nội dung phù hợp với lứa tuổi mầm non để có thể đọc và kể cho trẻ nghe. Trong lúc kể chuyện cũng có thể cho trẻ quan sát các hình ảnh đầy màu sắc và hấp dẫn trong sách để kích thích sự chú ý của trẻ.
Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng cần kể chuyện với giọng nhẹ nhàng, thay đổi âm điệu phù hợp, nói chậm, rõ và sử dụng các từ đơn giản, dễ hiểu.
4. Tạo cho trẻ cơ hội được tiếp xúc, trải nghiệm cuộc sống
Trẻ em luôn tò mò và thích khám phá những điều mới lạ xoay quanh cuộc sống. Những đứa trẻ được thoải mái vui chơi, có cơ hội được đi và ngắm nhìn, tiếp xúc với nhiều thứ thường sẽ có khả năng ngôn ngữ phát triển tốt hơn so với mức bình thường.
Vì thế, bố mẹ hãy cố gắng tạo nhiều điều kiện và cơ hội để trẻ có thể khám phá cuộc sống xung quanh bằng nhiều trải nghiệm lý thú. Trong quá trình vui chơi, giải trí trẻ nhỏ cũng có thể tạo dựng thêm nhiều mối quan hệ xung quanh, gặp gỡ với nhiều bạn bè hơn.
Đây không chỉ đơn thuần là khoảng thời gian tuyệt vời giúp trẻ có thể vui chơi, thư giãn thoải mái mà nó còn là cơ hội để trẻ cải thiện, nâng cao các kỹ năng sống cơ bản, đặc biệt là kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp.
Không nhất thiết phải là những chuyến du lịch xa, những nơi xa hoa mà chỉ đơn giản là những buổi dã ngoại cuối tuần, những lần cùng gia đình dạo công viên, đi khu vui chơi cũng được xem là một trải nghiệm lý thú đối với trẻ nhỏ.
5. Cải thiện chậm nói cho trẻ bằng âm nhạc
Âm nhạc chính là phương tiện hữu hiệu có thể giúp cho trẻ nhỏ dần cải thiện khả năng ngôn ngữ, phát triển tốt kỹ năng giao tiếp bằng lời nói. Qua những câu từ, giai điệu, âm thanh và thông điệp mà âm nhạc mang đến, con người có thể dần cảm thụ rõ hơn về những tâm tư, suy nghĩ của chính mình.
Đối với trẻ nhỏ, âm nhạc có thể là một điều thú vị giúp trẻ giải trí, thư giãn với những giai điệu vui tươi, nhộn nhịp. Trẻ nhỏ sẽ dễ dàng tiếp thu ngôn ngữ thông qua âm nhạc, các bài hát với từ ngữ dễ hiểu, đơn giản và phù hợp với lứa tuổi.
Âm nhạc chính là phương tiện kích thích ngôn ngữ hiệu quả ở trẻ nhỏ
Các bậc phụ huynh hãy thường xuyên cho trẻ nghe những bản nhạc thiếu nhi dựa trên sở thích của trẻ. Khi cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc, hãy khuyến khích trẻ hát và múa theo giai điệu để trẻ có thể dễ dàng học được thêm các từ vựng mới, cảm thấy hứng thú với ngôn từ.
6. Không cười nhạo về cách nói của trẻ
Trẻ từ 3 đến 5 tuổi tuy chậm nói nhưng trẻ vẫn có thể nói được những từ đơn giản, biểu đạt ý muốn của bản thân nhưng câu từ có thể lủng củng, không rành mạch. Một số trường hợp trẻ có thể nói ngọng, nói lơ lớ, nói những từ, những câu không có nghĩa hoặc không phù hợp với ngữ cảnh.
Lúc này, các bậc phụ huynh không nên thể hiện thái độ cười chê, trêu chọc con bởi làm như thế trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ, lâu dần trẻ trở nên tự ti và không muốn nói nữa. Thay vì thế, bố mẹ có thể nhẹ nhàng điều chỉnh phát âm của trẻ bằng cách nói lại từ mà trẻ đã nói sai, dạy trẻ hiểu cách sử dụng từ ngữ đó để trẻ dần sửa lỗi tốt hơn.
Bên cạnh đó, khi trẻ có thể chỉnh sửa lỗi sai khi giao tiếp bằng lời nói thì bố mẹ cũng nên dành cho con những lời khen, động viên để con có thêm động lực phát triển hơn. Các bậc phụ huynh và những thành viên trong gia đình cũng nên làm gương cho trẻ, khi trò chuyện, giao tiếp với nhau nên phát âm rõ ràng để trẻ có thể học và bắt chước theo.
7. Trung tâm can thiệp sớm
Nếu tình trạng chậm nói ở trẻ 3 đến 5 tuổi đôi khi không phải là sự chậm nói đơn thuần mà nó chính là biểu hiện các các vấn đề sức khỏe tâm thần như trẻ tự kỷ, trẻ rối loạn ngôn ngữ, tăng động giảm chú ý, bại não,...Nếu đây là các nguyên nhân khiến cho trẻ bị hạn chế về khả năng ngôn ngữ thì các bậc phụ huynh cũng nên cân nhắc đến việc cho trẻ can thiệp sớm tại trung tâm giáo dục chuyên biệt.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và khả năng đáp ứng của mỗi trẻ nhỏ mà các chuyên gia, giáo viên đặc biệt sẽ cân nhắc đưa ra những phương pháp can thiệp phù hợp nhất. Tại đây trẻ nhỏ sẽ được giảng dạy theo các biện pháp riêng biệt nhằm giúp trẻ nâng cao tốt khả năng ngôn ngữ, tạo cơ hội để trẻ hòa nhập cộng động.
NHC Academy tạo nên nhiều cơ hội giao tiếp giúp kích thích ngôn từ ở trẻ
Nếu đang còn băn khoăn trong việc lựa chọn trung tâm dạy trẻ chậm nói uy tín tại Hà Nội thì bạn có thể tham khảo thông tin của Trung tâm giáo dục chuyên biệt NHC (NHC Academy). Đây hiện là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực can thiệp trẻ đặc biệt đạt chuẩn quốc tế tại Việt Nam.
Cơ sở này được đầu tư kỹ lưỡng về vật chất, không gian và cả các trang thiết bị, giáo cụ hiện đại nhằm mang đến dịch vụ can thiệp tốt nhất cho trẻ nhỏ. Trẻ 3 đến 5 tuổi khi can thiệp chậm nói tại NHC sẽ được chăm sóc và theo dõi trực tiếp bởi các chuyên gia, giáo viên dày dặn kinh nghiệm, trình độ chuyên môn tốt và luôn nhiệt tình, tâm tâm, yêu thương trẻ nhỏ.
NHC luôn mong muốn mang đến cơ hội tốt nhất để phát triển tốt các kỹ năng sống cần thiết cho mỗi trẻ nhỏ. Vì thế, trung tâm sẽ luôn đồng hành cùng trẻ trong suốt chặng đường can thiệp ngôn ngữ, giúp trẻ có thể cải thiện được hoàn toàn về khả năng nói, giao tiếp linh hoạt để hòa nhập tốt hơn.
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: Số nhà 235, phố Quan Hoa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: (024) 66 876 123 hoặc 0906 818 123
Email: lienhe@giaoducnhc.com
Website: giaoducnhc.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/giaoducnhc
Trẻ 3 đến 5 tuổi chậm nói là một trong các tình trạng đáng lo ngại mà nhiều bậc phụ huynh cần phải quan tâm và chú ý. Mong rằng qua các thông tin chia sẻ trong bài viết, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả dành cho trẻ, từ đó có cách can thiệp sớm để giúp trẻ cải thiện tốt kỹ năng nói của bản thân.
Tham khảo thêm: