Chấn thương khớp vai (Shoulder Pain)

Thứ ba - 09/01/2018 08:22 1.446 0
Chấn thương khớp vai (Shoulder Pain).
cơ chóp quay 1 220x202
cơ chóp quay 1 220x202

Đau khớp vai có thể cấp hoặc mạn tính tùy thuộc thời gian xuất hiện đau và thời điểm chẩn đoán.

Khớp vai là một khớp có diện hoạt động rộng nên kém ổn định, vì vậy cần có các nhóm cơ, dây chằng mạnh để giữ ổn định khớp vai (Shoulder) chính những thành phần cấu tạo này khi bị tổn thương lại là những tác nhân gây đau khớp vai. Có 5 tổn thương gây đau khớp vai thường gặp nhất đó là:

  1. Rách nhóm cơ chóp xoay (Rotatorcut Tear):

Cơ chóp xoay bị tổn thương do quá tải một hoặc nhiều cơ và dây chằng quanh khớp vai, nhóm cơ này được gọi là nhóm cơ chóp xoay vai.

Tổn thương cơ chóp xoay là hiện tượng rách một trong 4 cơ xoay vai, thường gặp ở các môn thể thao như: ném đẩy hoặc các môn chơi với vợt như: tennis, cầu lông...

Rách cơ chóp xoay có thể từ nhẹ tới nặng. Điều trị tổn thương này bao gồm: giảm đau chống viêm và tiếp theo là chương trình hồi phục gồm bài tập vận động, tăng sức mạnh các nhóm cơ với các bài tập chuyên biệt.

Triệu chứng: xuất hiện đau cấp tính vùng khớp vai có thể kèm theo cảm nhận tiếng rách. Đau lan xuống cánh tay. Người bệnh không thể nằm nghiêng phía bên vai tổn thương. Có thể có dấu hiệu đau buốt có tác động vào gân bám giữa chỏm xương cánh tay và ổ chảo ở tư thế cánh tay dơ quá đầu. Đau tăng dần và có thể làm yếu khớp vai và vận động viên không thể nào nâng cánh tay cao quá đầu được.

Nguyên nhân gây tổn thương cơ chóp xoay:

Thường do căng giãn quá mức hoặc quay, xoắn nhanh khớp. Có 4 cơ chóp xoay hoạt động phối hợp để làm khớp vai linh hoạt chuyển động các phía. Vì khớp vai là một khớp có diện hoạt động lớn và chuyển động với tốc độ cao trong động tác ném, đẩy ở các môn ném nên có nguy cơ chấn thương cao đối với cơ và gân.

4 cơ chóp xoay là:

- Cơ trên gai (supraspinatus)

- Cơ dưới gai (infraspinatus)

- Cơ dưới vai (subscapularis)

- Cơ tròn bé (teres minor)

Cơ trên vai và cơ dưới vai thường bị chấn thương hơn trong các môn thể thao có hoạt động xoay khớp vai nhiều như: phát bóng trong môn bóng gậy, bắt bóng trong bóng bầu dục, bơi lội và chèo thuyền. Các chấn thương thường xảy ra ở những vận động viên lớn tuổi ở trạng thái quá tải hoặc có biểu hiện thoái hóa.

Trong động tác ném, chấn thương thường xảy ra ở giai đoạn hãm nhanh sau phóng, ném hơn là ở giai đoạn ném.

Điều trị: gồm giảm đau, chống viêm ban đầu sau đó là chương trình hồi phục căng cơ, các bài tập tăng sức mạnh và chức năng của khớp vai.

VÂN ĐỘNG VIÊN CẦN LÀM GÌ ?

Xử trí ban đầu cho tổn thương cơ chóp xoay là nghỉ ngơi và áp dụng nguyên lý R.I.C.E

Các bác sỹ sẽ có chỉ định kiểm tra cận lâm sàng : X- quang, MRI, CT- scan...

Ban đầu có thể sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm, sau đó là chương trình hồi phục bằng tập luyện, massege, châm cứu...

Nếu tổn thương cơ chóp xoay nghiêm trọng trên một vận động viên trẻ tuổi, thì cần phẫu thuật để phục hồi tổn thương. Các trường hợp cần phẫu thuật:

  • Vận động viên dưới 60 tuổi.
  • Rách hoặc đứt hoàn toàn cơ chóp xoay.
  • Điều trị bảo tồn trong 6 tuần không có hiệu quả.
  • Các vận động viên thể thao chuyên nghiệp cần thời gian điều trị ngắn.
  • Người có nghề nghiệp cần phải có khớp vai vững chắc.

Thời gian hồi phục phụ thuộc vào mức độ tổn thương tổn thương cơ chóp xoay.

  1. Rách sụn viền ổ chảo (Glenoid Labrum Tear):

Sụn viền là một vòng sụn nối tạo vành quanh khớp làm sâu thêm ổ chảo khớp vai- nơi chỏm xương vai tiếp xúc. Các triệu chứng bao gồm đau ở khớp vai mà không định vị được điểm đau rõ rệt. Nguyên nhân thường do động tác ném, đẩy với cánh tay dạng cao quá đầu hoặc nâng kéo vật nặng dưới tầm khớp vai (xoay ngoài ), hoặc ngã trong tư thế với tay.

Hội chứng đau khớp vai không thể xác định được vị trí cụ thể nào. Đau nặng hơn với động tác dạng tay quá đầu hoặc khi cánh tay xoay ra sau. Bệnh nhân có thể thấy yếu tay và bất ổn định khớp vai và sưng phía trước khớp vai. Đau xuất hiện khi gấp cơ nhị đầu cánh tay hay gấp khuỷu có lực cản.

Sụn viền tổn thương do lặp đi lặp lại động tác ném khi tay dơ quá đầu, nâng hay kéo vật nặng hoặc ngã với cánh tay duỗi

Chấn thương có thể phân làm : tổn thương bờ trên hoặc bờ trong dưới sụn viền. Tổn thương sụn bờ trên còn gọi là SLAP – tổn thương bờ trên, từ trước ra sau và rách phía trên điểm giữa của chỏm xương cánh tay và có thể liên quan đến cơ nhị đầu cánh tay.

Rách sụn viền phía dưới điểm giữa chỏm

Điều trị tổn thương sụn viền:

  • Nghỉ ngơi và điều trị chườm lạnh để giảm đau chống viêm. Bác sỹ sẽ cho thuốc NSAID’s như Ibuprofen, không nên dùng thuốc này nếu bạn bị hen. Tiếp theo là chương trình hồi phục
  • Chỉ định phẫu thuật để gắn liền sụn và ổ chảo. Tổn thương Bankart thì phải phẫu thuật. Sau phẫu thuật vận động viên phải đeo băng treo tay 3-4 tuần, sau 6 tuần có thể tập luyện lại. Thời gian để hồi phục hoàn toàn có thể kéo dài 3-4 tháng.
  1. Trật khớp vai (Dislocated Shoulder)

Khớp vai bị trật là khi chỏm xương cánh tay trượt ra ngoài ổ chảo. Có khi chỏm xương chỉ bán trật ra ngoài sau tự trượt vào ổ khớp. Lần đầu tiên trật khớp vai sẽ gây đau nhiều và phải có nhân viên y tế mới kéo nắn đươc, không nên tự kéo vì có thể làm tổn thương bề mặt khớp hoặc thần kinh. Trật khớp tái diễn sẽ dẫn tới bất ổn định khớp vai.

  1. Tổn thương khớp cùng- đòn: AC (Acromio- Clavicular).

Tổn thương khớp cùng- đòn thường do tác động trực tiếp vào khớp vai hoặc ngã đập vai và cánh tay duỗi.

Sau ngã và tác động đau khớp vai nhất là khớp cùng- đòn, và vai sưng to, nổi gồ phía ngoài bờ vai.

  1. Đông cứng khớp vai (Frozen shoulder):

Tổn thương khớp cùng- đòn thường do tác động trực tiếp vào khớp vai hoặc ngã đập vai và cánh tay duỗi.

Sau ngã và tác động đau khớp vai nhất là khớp cùng- đòn, và vai sưng to, nổi gồ phía ngoài bờ vai.

  1. Đông cứng khớp vai (Frozen shoulder):

Được biết như viêm dính bao khớp ổ chảo cánh tay. Không có tổn thương sụn và xương.  Hậu quả của viêm mạn tính gây cứng khớp. Diễn biến của quá trình viêm qua 3 giai đoạn: đau khớp (painful), giai đoạn đông cứng (frozen shoulder) lúc này giảm khả năng hoạt động khớp và giai đoạn tan đông (thawing phase) lúc triệu chứng đau giảm và hoạt động khớp tăng dần.

KHI NÀO CẦN TỚI BÁC SỸ KHÁM ?

Khi có những biểu hiện sau cần phải đếm bác sỹ để khám ngay:

  • Đau dữ dội quanh khớp vai và không thể cử động khớp vai sau 24 tiếng.
  • Sưng nề quanh vùng chấn thương.
  • Sờ thấy tiếng “pop” hoặc Crack ở vùng khớp vai.
  • Cảm giác trật khớp vai.
  • Thay đổi cảm giác vùng bàn tay hoặc cánh tay, hay có cảm giác kim châm, hoặc mất cảm giác bàn tay.
  • Sau 3 ngày vẫn không thể cử động được hoặc không thể cử động bình thường

Xử trí chấn thương mới: áp dụng nguyên lý R.I.C.E trong 3 ngày sau chấn thương cấp tính. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay408
  • Tháng hiện tại3,278
  • Tổng lượt truy cập1,023,487
Văn bản

số 31/2024/NĐ-CP

nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều NĐ 01/2012/NĐ-CP

lượt xem: 48 | lượt tải:17

SỐ 284/KH-UBND

KỀ HOẠCH TỔ CHỨC GIẢI VÔ ĐỊCH QUỐC GIA VIỆT DÃ LEO NÚI CHINH PHỤC ĐỈNH CAO BÀ RÁ 2024

lượt xem: 508 | lượt tải:126

CV 2942

Bộ nhận diện ngày chuyển đổi số Quốc gia 2023

lượt xem: 632 | lượt tải:93

1315/HĐPH

TUYÊN TRUYỀN LUÂT, NGHI ĐINH MƠI ĐƯỢC QUỐC HỘI KHÓA XV THÔNG QUA

lượt xem: 473 | lượt tải:82

CUỘC THI TÌM HIỂU LUẬT PHÒNG, CHỐNG MA TÚY

CUỘC THI TÌM HIỂU LUẬT PHÒNG, CHỐNG MA TÚY

lượt xem: 804 | lượt tải:85
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO HCM
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây